Tuesday, July 8, 2008

Lambretta2

There are some articles about Xe Lam and my Illustraion about it from these image bellow.I work with Adobe Illustrator to got it^^!


My lambretta







Xa rồi hình bóng... xe lam


Thứ ba, 12/2/2008, 09:58 GMT+7


Xe lam ba bánh do Italia sản xuất có mặt ở Sài Gòn sau đó là khắp miền Nam vào đầu thâp niên 60. Lúc đầu là loại lam brettit nhỏ bé, chở được 6 người. Vài năm sau, loại lam bretta với thùng xe lớn hơn, chở được 10 người và 2 người ngồi chung cabin với tài xế, được nhập về.


Có đến hàng chục ngàn xe lam đã lăn bánh từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ thành thị đến thôn quê trong khoảng bốn thập niên rưỡi và chỉ chịu "về hưu" trong vài năm gần đây, khi đã quá rệu rã và gây ô nhiễm bởi tiếng ồn và lượng khói thải của nó. Trong các hồi kỳ của những chiếc sỹ cách mạng, xe lam thường được giấu súng đạn chở vào nội thành Sài Gòn, từng được một đơn vị biệt động "cấy" vào hai tên lửa giấu trong 2 tấm bạt cuốn lên 2 bên thùng xe để trở thành "chiến xa" tấn công lễ duyệt binh ở Dinh độc lập.


Rồi biết bao tài liệu tuyệt mật phục vụ kháng chiến đã được những bà má, bà chị giao liên giấu trong bánh tét, cá khô, măng rừng, lạp xưởng... đi bằng đường xe lam dễ dàng qua trạm kiểm soát của địch. Xe lam làm được điều đó vì nó là phương tiện giao thông quá phổ biến. Nhiều hãng nước ngoài đã đưa những loại xe tương tự như Daihatsu (Nhật), Tuktuk (Thái)... vào, nhưng không thể giành nổi thị phần khi xe lam còn hiện diện trên các con đường Việt Nam.












xelam1.jpg

(Ảnh: Tam Thái)



Xe lam là bước chuyển từ xe ngựa lên xe cơ giới của người miền Nam, là "cần câu cơm" của biết bao gia đình và vô số gia đình khác đã kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm mướn, làm công chức, công nhân... ngày ngày đi lại bằng xe lam. Những giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến tranh, trong các đoàn người chạy khỏi vùng bom đạn, luôn luôn có hình ảnh những chiếc xe lam chở người, tài sản lẫn những con gà, con chó của những gia đình tản cư. Rồi xác xe lam bị bom cháy đen nằm còng queo bên đường được đưa lên báo chí, truyền hình...


Đà Lạt ngày ấy có rất nhiều xe lam. Tôi trên dưới 10 tuổi đã làm "lơ" xe lam không lương. Những ngày chủ nhật, ngày lễ nghỉ học, ba cho tôi theo để biết thế nào là "đời xe lam". Xe lam Đà Lạt chở từ cây sú, súp lơ, giỏ khoai tây đến những bó hoa còn đẫm sương đêm... ra chợ. Cùng với nó là màu đồng phục học trò lẫn nỗi tất tả, bon chen của người lao động nghèo.


Cả mùi son phấn của vài cô gái phờ phạc trong mini jupe, áo lông, bốt da đến đầu gối uể oải bước ra từ hộp đêm "Mộng Đẹp" lúc sớm tinh mơ, lẫn mùi cá khô, mắm ruốc và mùi hăng hăng từ cái miệng bỏm bẻm nhai trầu của các "mệ" Huế - đi bán rau vẫn mặc áo dài! Một vị sư chấp tay mô Phật, giọng chửi thề của "đại ca" có cánh tay xăm hình thù vằn vện.


Rồi xe lam chở đám cưới, đám ma... Cả Đà Lạt xuất hiện trên xe lam! Cứ mỗi khi gà gáy canh tư, ba tôi trở dậy, trùm vào người cái áo khoác nặng trịch, ẩm sương gió và nặng mùi dầu nhớt. Thêm một chiếc mũ len trùm kín lỗ tai. Đà Lạt sớm mai lạnh kinh hồn, ông co ro ra sân khởi động cái xe lam cũ kỹ. Có những lúc ông đạp đến hàng trăm lần, xe vẫn không nổ máy.


Tôi bé nhỏ nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp nghe rõ tiếng thở hồng hộc của cha. Rồi máy xe cùng nổ "tạch, tạch"... Sau đó ba tăng ga cho cả chiếc xe rung lên bần bật với tiếng máy rú từng chập dài. Khói xe xông vào tận trong nhà, đó là cái mùi nhiều người phải bịt mũi, nhưng với tôi thật... dễ chịu. Vì nó có, nghĩa là... xe còn chạy được, là nhà hôm nay sẽ có một chút tiền, là ba tôi không còn phải đạp đến thở hồng hộc, không còn phải lăn ra sửa và nghe trách móc của những bà hàng xóm bị trễ chợ!


Tôi lớn lên với âm thanh và mùi vị của xe lam. Để rồi đi đến đâu, thấy hay nghe tiếng xe lam lại giật mình. Có những chiều mưa, tôi trở về Đà Lạt, ngồi trong quan cà phê nhìn những chiếc xe lam xịt khói mù mịt, gắng sức bò lên dốc, tự nhiên thấy hồi hộp, tay chân muốn cục cựa.


Những ngày theo ba làm lơ chiếc xe lam cà khổ, lúc lên dốc như vậy, tôi sẽ đẩy xuống đẩy phụ hoặc xách sẵn một cục gỗ để chèn bánh xe đề phòng nó đuối quá, tắt máy tuột dốc. Rồi cũng có những ngày Tết, nắng xuân Đà Lạt thật đẹp, ba chở cả nhà đi chùa. Trước nhang khói huyền bí, người ta cầu tài cầu lộc, còn chú bé tôi hồi ấy chỉ xin trời phật cho "cái cần câu cơm" của cả nhà được... mạnh giỏi. Nó mà "đau" thì... thế nào cũng có người đến đòi nợ, bữa ăn trong nhà cũng "hẻo" đi rất nhiều, và hơn hết là nét mặt buồn xo của cả ba lẫn má.


Bây giờ thì cả xe lam lẫn tuổi thơ tôi chẳng còn. Những chiếc xe bus to lớn,mạnh mẽ cùng với vô số taxi hiện đại đã lấp đầy khoảng trống do xe lam để lại. Song không thể lấp nỗi hoài niệm về chiếc xe lam thân thương, gần gũi trong tôi, trong rất nhiều người. Nửa thế kỷ trước, khi đi xe lam "đảo chính" xe ngựa, không biết có ai vì thương tiếc xe ngựa mà hờn trách xe lam không nhỉ?


Theo Lại Văn Long

A old image "Xe lam"


Tuesday, 12/2/2008, 09:58 GMT+7


The lambretta which was produced in Italia debuted in Saigon in the 1960 and after that it became familia in the whole South Vietnam. At the beginning lambretta is small lam brettit, which can carried 6 people.Few year latter,the bigger one was importe which can carried 10 people and 2 people with driver in the driving-cabin.


There were thousands of "xe lam" working form Quang Tri to Ca Mau, from city to country for 4 decades and just be retired in recent year, when they are so old and harmful for the environment by their noise and dust.In the old revolution day "xe lam" toke a very important part in transport the weapons to downtown.



There are a lot of important document of the war served for North Vietnam has been transported by Vietnamese women, hidden it tranditional dish and they went by "xe lam" cause it was too common transporter .There are more brand has the similar style to "xe lam" was imported such as Daihatsu (Japan), Tuktuk (Thailand) but it could not take a high market share like "xe lam"(Lambretta) did.













xelam1.jpg

(Photo: Tam Thái)



"Xe lam" is an important change from the horse carried transport to moto-transport,"xe lam" is the working tool for many families and many others when they need to transport, it's like the daily bus for them.In the worst time of war there were usually on TV the evacuation with many people from the front line, always has the image of "xe lam"."Xe lam" carried people, properties, dogs, chikens,.. from the evacuated families.And the burned "xe lam" on the road after the battle...


In the old day, Đà Lạt had many "xe lam".I(author) was a co-driver since 10 years old with no paid. On weekends or holidays, my father bring me along to show me how is "xe lam" life." Xe lam" of Đà Lạt carried many vegetable : potatoes,salad, and also flowers to the market in night."Xe lam" is also carried pupils in uniform and also the poor life, the poor worker.


Exhausted girls in mini jupe with attractive perfume from the "Mong Dep"(Sweet dreams) nightclub seat beside old mothers with the smelly fish and some traditonal dish which has "special" smell for foriengers.A monk was preaying seat beside and playboy or backstreet guy with the tatoo arm.They are also carried by "xe lam"


And "xe lam" carried marriage and also funeral.All Đà Lạt feature appear on xe lam! Every early morning,my father woke up and wore an old and oil smelly jacket, a hat cover his ears. Đà Lạt in the early morning is extremely cold.He try to start the aged "xe lam".There was time he has to work with the starter a hundred times but the old transporter still not work.


I lied down in the back cabin in the warm place heard clearly his hardly breath.Finally "xe lam" has started "bach bach"...After that,my fater push the gas the "xe lam" vibrated with the moteur sound was going on.The smoke went to the house, that smell would made many people has to hold theire inspiration but with me it's very comfortable smell. Because that the "xe lam" still can run and my family will have a little money to spend, my father do not have to push the pedal to start the engine any more,he do not have to lie under "xe lam" to fixed it and don't have to hear the complain from the women which has to be late to the market when the "xe lam" can not work on time!


I grew up with the smell and the "xe lam" life.And anytime I hear the sound of "xe lam" I was a little bit remember the old time.There are rainy evenings I came back to Dalat sit in a coffe shop and watching the "xe lam" with a long smoke flow,trying to claim to high hill....


In the days I went to support my father with the aged "xe lam", when it had to claim to that hill I had to go outside and push it form the back and take along a wood stick to prevent it to run down the hill if the engine stop accidently.There are also beautiful day in Tet holiday in Dalat, my father ride my family by "xe lam" to pagoda.And I just prayed for the "xe lam" still work well. In case it got sick there will be a lot of difficults would come to my little family, and the worst thing is the sad face of both my parents


Now my childhood and "xe lam" have gone."Xe lam" now have been replaced by big bus or modern taxies. But it still be an familiar and cute memory of mine.Half of century ago,"xe lam" has done a revolution from the hourse carry,I don't know that there any body feel sad about the "xe lam" revolution -the horse-carry driver?


Lại Văn Long


Translated by : Phạm Thành Long(Pacific Dragon)


(Source : http://beta.baomoi.com/Home/ThiTruong/www.tintuconline.com.vn/Xa_roi_hinh_bong_xe_lam/1372674.epi)




1 comment:

Viet said...

It's seem to be a very hard work to trace "xe lam" :). However, lacking of the rear wheel's axle creates a feeling of imbalance. Trace the axle if you have time :).
Very impressive when you try to post bi-lingual entry.